Nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng

MNXUANLATAYHO

1. Định nghĩa sốt xuất huyết

Vật chủ trung gian lây truyền virus Dengue - nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết - là loài muỗi vằn có tên khoa học là muỗi Aedes aegypti. Chúng sinh sôi mạnh mẽ nhất là vào mùa mưa, phát triển nhiều ở những nơi ẩm thấp, tù đọng và cây cối um tùm. Bệnh này có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người lành do bị muỗi đốt nên Tổ chức Y tế thế giới WHO đã luôn đề cao cảnh báo cần phải phòng chống sốt xuất huyết thường xuyên.

20200629_phong-chong-sot-xuat-huyet-2.jpg

Hình ảnh virus Dengue dưới kính hiển vi

2. Tại sao phải phòng chống sốt xuất huyết?

  • Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người sang người thông qua vết muỗi cắn mang mầm bệnh. Bệnh đã xuất hiện từ thế kỷ XIII nhưng đến nay vẫn chưa nghiên cứu ra được vắc xin phòng bệnh.

  • Ai cũng có thể bị mắc và tử vong vì sốt xuất huyết.

  • Trẻ em từ 4 - 7 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh này nhiều nhất.

  • Vì là bệnh mang tính truyền nhiễm nên sốt xuất huyết có khả năng bùng phát thành đại dịch.

3. Các con đường lây nhiễm

3.1. Do muỗi đốt

Virus Dengue được muỗi vằn hay còn gọi là muỗi Aedes cưu mang sau khi đốt người bệnh mang virus và sau đó đốt người khoẻ mạnh không mang bệnh. Lúc này virus sẽ thông qua vòi muỗi đi vào cơ thể người.

20200629_phong-chong-sot-xuat-huyet-3.jpg

Muỗi Aedes đóng vai trò là “shipper” trung chuyển virus Dengue lây bệnh cho con người

Đặc điểm nhận dạng muỗi Aedes:

  • Muỗi Aedes có hai loại là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó Aedes aegypti là loại gây bệnh sốt xuất huyết và thông thường chỉ có con cái mới hút máu người. Thời điểm hoạt động chủ yếu của nó là vào ban ngày và những nơi có ánh sáng.

  • Thân của nó có màu đen và kẻ trắng đan xen, trên chân có những đốm trắng nên nó còn được biết đến với cái tên tiếng Việt là muỗi vằn.

  • Muỗi vằn ưa thích sinh sống ở những nơi ẩm thấp, tối tăm, ao tù nước đọng như chum nước, lốp bánh xe đọng nước, cây cối rậm rạp,...

  • Tập quán đẻ trứng của loài muỗi này là nó thường tìm đến các chum nước, đồ vật có khả năng đọng nước để đẻ ven miệng những dụng cụ đó. Khi nước dềnh lên trứng sẽ nở và muỗi con có thể đi hút máu sau từ 2 - 3 ngày.

  • Nhiệt độ và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho mùa sinh sản của muỗi vằn, đặc biệt là vào mùa mưa, nhiệt độ trung bình hàng tháng trên 20 độ C.

  • Cơ chế hoạt động của virus trong cơ thể muỗi: Khi muỗi đốt người bệnh mang virus Dengue, virus sẽ theo vòi hút máu trú ngụ trong cơ thể muỗi với thời gian từ 8 - 11 ngày, sau đó virus ở lại tuyến nước bọt của muỗi cho đến khi muỗi chết đi. Muỗi cái Aedes rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, chỉ cần một cử động nhẹ hoặc phản ứng của con người là nó sẽ lập tức bay đi. Sau đó lại tiếp tục quay lại hút máu. Chính thói quen này có thể giúp muỗi vằn truyền bệnh cho nhiều người cùng một lúc. Thậm chí khi mới chỉ cắm vòi vào da người virus cũng đã có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta mà không cần đợi đến khi muỗi hút máu.

  • Con đường lây nhiễm sốt xuất huyết qua việc bị muỗi đốt là phổ biến nhất nên diệt trừ muỗi là biện pháp phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả.

3.2 Sốt xuất huyết có thể bị lây qua đường máu, dùng chung bơm kim tiêm không được khử trùng sạch sẽ

  • Máu truyền cho người lành bị nhiễm virus Dengue của người mang bệnh.

  • Lây truyền từ mẹ sang thai nhi: Khi người mẹ mang mầm bệnh do nhiễm virus sốt xuất huyết, thai nhi cũng rất dễ bị nhiễm bệnh đặc biệt là trong khoảng thời gian 10 ngày trước khi sinh. Những trẻ sơ sinh khi mới chào đời sẽ có biểu hiện bệnh sốt xuất huyết.

20200629_phong-chong-sot-xuat-huyet-4.jpg

Dùng chung bơm kim tiêm với người mang virus cũng là nguyên nhân lây bệnh sốt xuất huyết

  • Khi dùng chung bơm kim tiêm không có biện pháp khử trùng, đặc biệt đối với những người tiêm chích ma túy tập thể.

  • Lây truyền tại bệnh viện: Virus Dengue có thể tồn tại trong rác thải y tế, chế phẩm máu, kim tiêm,...

4.Để phòng chống sốt xuất huyết, bạn hãy làm 6 điều sau theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Theo thống kê từ các địa phương, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 52.572 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 29 trường hợp tử vong, so với cùng kỳ năm 2021, số mắc tăng 74,9%, tử vong tăng 24 trường hợp. Trong những tuần gần đây số mắc sốt xuất huyết trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam với số mắc và tử vong liên tục tăng cao. Dự báo thời gian tới sẽ bước vào những tháng cao điểm mùa dịch do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh phát triển.

Bộ Y tế nhận định nguy cơ sốt xuất huyết vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, nguy cơ lây lan trong cộng đồng và gây bệnh là rất lớn. Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để người dân không chủ quan, không hoang mang, lơ là và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

infographic6-dieu-can-lam-de-phong-tranh-sot-xuat-huyet-1655770340884419898760.jpg

Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống sốt xuất huyết:

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế kêu gọi người dân mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

6 điều cần làm để phòng bệnh sốt xuất huyết

1. Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.

2. Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...

3. Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.

4. Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.

5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.