Chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ thừa cân, béo phì

Chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ thừa cân, béo phì

Hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng

MNXUANLATAYHO

Để phòng chống dịch bệnh Covid19, ngoài việc giữgìn vệ sinh thân thể thì chế độ dinh dưỡng hợp lý

làyếu tố vô cùng quan trọng. Thời gian các bé nghỉ dịchở nhà đã khá lâu, nguy cơ trẻ thừa cân ,béo

phì là rất cao. Như đã hứa, mỗi tuần hai lần, những đầu bếp Mầm non Xuân La chúng tôi hôm nay xin chia sẻ tới các bậc phụ huynh một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ thừa cân, béo phì. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ thừa cân, béo phì

1. Nguyên nhân, hậu quả thừa cân béo phì ở trẻ

Thừa cân là tình trạng tăng cân nặng quá mức, so với cânnặng bình thường và chiều cao. Béo phì là tình trạng bị tíchlũy nhiều mỡ trong cơ thể.

Nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em làdo:

• Cho trẻ ăn nạp nhiều năng lượng trong một ngày, trẻ ănnhiều đồ ngọt, chất béo, ăn vặt thường xuyên

• Trẻ lười ăn rau, bỏ bữa sáng và ăn nhiều vào buổi tối

• Cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày

Hậu quả bệnh béo phì ở trẻ:

• Trẻ tự ti với bạn bè, dễ bị trầm cảm

• Khi béo phì trẻ hoạt động khó khăn

• Gây ra nhiều bệnh mạn tính quá sớm cho trẻ.

Tình trạng béo phì ở trẻ là mối nguy hại, nguy hiểm. Nếukhông chữa trị ngăn chặn sớm cho trẻ sẽ trở thành gánhnặng cho gia đình và điều đáng buồn đối với trẻ. Thừa cânkhiến trẻ dễ mắc trầm cảm

2. Điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ thừa cân béo phì

Khi bắt đầu có những biểu hiện của bệnh béo phì, cha mẹnên nghĩ đến cách điều trị béo phì ở trẻ để khi lớn lên trẻcó thể tự tin như những trẻ khác. Về cơ bản, với trẻ béo phìvẫn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ phát triển vềthể chất. Thay vào đó, hãy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng từtừ và hợp lý cho trẻ.

 

2.1. Chế độ cho trẻ béo phì giảm cân

• Muốn trẻ béo phì giảm cân, đầu tiên cần chú ý đến việc thayđổi khẩu phần ăn của trẻ. Việc thay đổi này cần thực hiệnmột cách từ từ và hợp lý vì nếu thay đổi chế độ dinh dưỡngquá đột ngột sẽ gây hại cho quá trình phát triển thể chấtbình thường của trẻ.

• Không cho trẻ ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiênxào, thay vào đó có thể hấp, luộc, cho trẻ ăn ít gia vị vànhững loại đồ ăn vừa chứa chất béo vừa nhiều đường nhưbánh ngọt, bánh nướng, khoai tây chiên, xúc xích, kem... Để đảm bảo trẻ vẫn có đủ chất thì bạn có thể thay thế cácloại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng nhưng ít đườngvà chất béo hơn như khoai lang, ngô. Có thể cho trẻ ănnhiều rau xanh, các loại trái cây thực phẩm chứa nhiềuchất xơ.

• Trong quá trình thay đổi này, sữa rất cần thiết vì sữa cungcấp các vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻnhư canxi, các vitamin và khoáng chất khác rất tốt cho sựphát triển thể chất của trẻ. Hãy hạn chế các loại sữa béo vìđó là một trong những thủ phạm gây ra chứng béo phì. Bổsung cho trẻ các sản phẩm sữa không chứa chất béo

• Hãy tăng cường các bữa ăn chính cùng gia đình, hạn chếcác bữa ăn vặt để trẻ quen dần với điều này. Hãy cho trẻngồi ăn cùng gia đình để trẻ cảm thấy vui vẻ không nhớ vềcác món ăn vặt.

• Nước lọc, nước ép trái cây rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên bạn chỉnên cho trẻ dùng nước ép trái cây một cách vừa phải vì nếuuống nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa cũng như đây làloại thức uống tăng lượng đường trong cơ thể của trẻ.

• Hạn chế không cho trẻ uống nước ngọt có ga, và không ăntối trước khi đi ngủ; hạn chế cho trẻ đi ăn nhà hàng, thựcphẩm đóng gói sẵn; gia đình không nên dự trữ đồ ăn vặttrong nhà.

2.2. Chế độ luyện tập cho trẻ thừa cân béophì

• Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao.

• Hãy lên kế hoạch tập thể dục cho trẻ béo phì giảm cân ngaykhi phát hiện trẻ có dấu hiệu. Có thể cho trẻ tập các bài tậpvào sáng và chiều.

• Chú trọng những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thaodễ dàng gần gũi với cuộc sống như: nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang, bơi lội...

• Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà

• Hạn chế cho trẻ ngồi xem tivi, điện thoại, máy tính, trò chơiđiện tử...

• Khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao vận động

• Cho trẻ tập các bài tập với thời lượng hợp lý, không nên éptrẻ tập quá nhiều sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và khôngmuốn luyện tập cho những lần kế tiếp.

Béo phì ở trẻ gây ra những hệ lụy không mong muốn, vì vậynhững người làm bố làm mẹ cần tập dần lối sống lành mạnh, ăn uống phù hợp, cho trẻ vận động tập thể dục thườngxuyên; để cân trong nhà, hằng ngày theo dõi cân nặng chotrẻ, tránh để trẻ thừa cân nặng.