Cách phòng chống bệnh Cúm A

Cách phòng chống bệnh Cúm A

Hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng

MNXUANLATAYHO

Cúm A là bệnh cúm do virus nhóm A gây ra, điển hình như H1N1, H5N1, H7N9,…  Vật chủ tự nhiên của nhóm virus này là các loài chim hoang dã, gia cầm (gà, vịt, ngỗng) nên còn được gọi là cúm gia cầm. 

Người bị nhiễm cúm A có nguy cơ gặp biến chứng và tử vong nếu không được điều trị tích cực, đồng thời, khả năng lây bệnh trên diện rộng là rất cao. Do đó, cần có cách chăm sóc người bị cúm A sát sao, cẩn thận để phòng tránh nguy hiểm cho cả người bệnh lẫn những người xung quanh.

* Đường lây bệnh:

- Là do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thịt gia súc gia cầm bị bệnh hoặc từ môi trường bị nhiễm bệnh như (lồng chim, chuồng trại nuôi nhốt chim, gà, vịt) và trong môi trường xung quanh tại các chợ gia cầm.

- Mặc dù có một số các trường hợp, những người sống gần gũi với người bị bệnh cũ. Tuy nhiên cho đến hiện tại, tổ chức y tế thế giới cho biết là vi-rút không lây trực tiếp từ người sang người.

*Các triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ:

Cúm A có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi, nhất là đối tượng trẻ em có hệ miễn dịch còn non yếu. Bệnh cúm A được xếp vào nhóm bệnh đường hô hấp, nhưng khi nhiễm bệnh trẻ có thể cảm thấy đau nhức toàn bộ cơ thể.

Các triệu chứng của cúm A thường gặp ở trẻ em bao gồm:

- Sốt và ớn lạnh

- Nhức đầu và đau cơ

- Cảm thấy mệt mỏi và yếu

- Hắt hơi và nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

- Đau họng và ho

- Trẻ cũng có thể bị đau bụng, buồn nôn và nôn

Các triệu chứng cúm A ở trẻ em thông thường chỉ kéo dài trong một tuần nếu không gặp biến chứng nặng. Tuy nhiên, trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 tuần sau đó. Ngoài ra, tình trạng ho có thể kéo dài.

*Các biến chứng cúm A ở trẻ em 

Trẻ em có hệ miễn dịch còn non yếu nên có thể gặp phải các biến chứng cúm A nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế, cha mẹ nên cho con đi khám ngay lập tức khi có các triệu chứng cúm A. Cúm A cũng có thể dẫn đến viêm phổi hoặc tử vong.

Nếu không được điều trị, bệnh cúm A có thể gây ra các biến chứng như:

- Nhiễm trùng tai

- Bệnh tiêu chảy

- Buồn nôn, nôn

- Chóng mặt

- Đau bụng

- Tức ngực

- Cơn hen suyễn

- Viêm phổi

- Viêm phế quản

- Các vấn đề về tim mạch

* Các biện pháp phòng bệnh:

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm phòng hàng năm. Mỗi mũi tiêm phòng cúm đều bảo vệ chống lại ba đến bốn loại vi rút cúm khác nhau trong mùa cúm năm đó. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị chủng ngừa cúm hàng năm cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên.

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với gia cầm hoặc dọn các chất thải của gia súc, gia cầm. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

- Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi. Tuyệt đối không nên ăn trứng chưa nấu chín (luộc chưa chín, hoặc trứng chiên ốp-la)

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

- Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

- Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.

- Tăng cường thông khí nơi làm việc, lớp học bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.

- Thường xuyên vệ sinh sân trường, vệ sinh trong và ngoài lớp học, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, đồ cùng vệ sinh ăn ngủ, bàn ghế sạch sẽ…

- Thường xuyên lau rửa nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các vật dụng bằng các chất tẩy rửa thông thường (xà phòng, các chất khử khuẩn gia dụng,…)

- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính, với gia cầm ốm/chết, Khi phải tiếp xúc, cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.